Hướng dẫn cách đổi tên máy tính cho máy tính, laptop của bạn được hay hơn, không phải là những tên máy không có ý nghĩa. Có thể là tên bạn, biệt danh ở nhà của bạn,… bạn muốn tùy ý chỉnh thành tên nào cũng được. Cùng Chothuelaptop.org theo dõi bài viết về cách đổi tên máy tính Win 10, Win 11 nhé!
Vì sao bạn nên đổi tên máy tính, laptop?
Một số lý do mà bạn nên đổi tên máy tính, laptop là:
– Bạn mới mua lại laptop cũ nên muốn đổi tên người dùng cũ thành tên người dùng của bạn.
– Tên máy tính, laptop quá “nhàm chán”, bạn muốn đổi sang tên khác dễ thương, gần gũi hơn với bạn.
– Có 2 laptop giống nhau và bạn cần phân biệt và bảo mật những thông tin trong máy tính, laptop của bạn.
Cách Đổi Tên Trên Zalo Cho Bạn Chưa Biết
Tổ Hợp Phím Tắt Máy Tính Win 10
Cách Tắt Máy Tính Bằng Bàn Phím Nhanh Chóng
5 Trang Get Link Tải 4share Tốc Độ Cao
Cách đổi tên máy tính win 10
Đối với hệ điều hành Windows 10, khi muốn đổi tên người dùng laptop bạn có thể thực hiện 1 trong 4 cách sau:
– Đổi tên bằng tài khoản Microsoft.
– Đổi User bằng Local Users and Groups.
– Sử dụng Control Panel.
– Đổi account bằng Netplwiz.
Đổi tên laptop bằng tài khoản Microsoft
Bước 1: Mở Start (Windows) trên thanh Taskbar => Chọn Settings (hình bánh răng cưa) hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I (Settings) => Chọn mục Accounts.

Bước 1
Bước 2: Chọn mục Your info (cột bên trái) => Click chọn Manage my Microsoft Account.

Bước 2
Bước 3: Tài khoản của bạn sẽ được tải trong trình duyệt web => Click chọn vào tên bạn.

Bước 3
Bước 4: Chọn Edit name là cách thay đổi tên người dùng trên laptop bằng tài khoản Microsoft.

Bước 4
Bước 5: Để đổi tên người dùng trên laptop, bạn điền đầy đủ các thông tin sau:
– First name
– Last name
– Mã xác nhận

Bước 5
Bước 6: Chọn Save để lưu các thay đổi.
Cách đổi tên người dùng trên laptop bằng tài khoản Microsoft sẽ ảnh hưởng tới hồ sơ của bạn trong tất cả dịch vụ của Microsoft.
Đổi tên máy tính người dùng bằng Settings
Bước 1: Mở Start (Windows) trên thanh taskbar => Chọn Settings (biểu tượng bánh răng cưa) hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I (Settings) => Chọn System.

Bước 1
Bước 2: Trong menu ở bên trái bạn kéo xuống dưới chọn About => bạn sẽ nhìn thấy tên máy tính hiện tại.

Bước 2
Bước 3: Nhấn vào Rename this PC => Nhập tên mà bạn muốn đổi cho máy tính, laptop của bạn => Next.

Bước 3

Bước 3.1
Bước 4: Sẽ hiện lên cửa sổ thông báo After you restart, your PC name will change to …(Sau khi bạn khởi động lại máy thì tên máy tính của bạn sẽ được thay đổi) bạn có thể nhấn vào Restart now hoặc Restart later.

Bước 4
Đổi tên máy tính bằng My Computer
Bước 1: Bạn vào My Computer => Nhấn phải chuột vào My Computer => Sau đó chọn Properties.

Bước 1
Bước 2: Trong phần Computer name, bạn click vào Change Settings.

Bước 2
Bước 3: Sau đó nhập tên máy tính mới vào và click Apply => nhấn OK.

Bước 3
Đổi tên máy tính bằng Control Panel
Bước 1: Nhập Control Panel trong thanh tìm kiếm (hình kính lúp) => Chọn mục User Account.

Bước 1
Bước 2: nhấn vào Change your account name.

Bước 2
Bạn muốn đổi tên thì ghi tên mới trong phần này => Nhấn Change name để đổi tên lại.

Bước 2.1
Máy tính đã được đổi tên.

Bước 2.2
Thay đổi tên laptop, máy tính bằng Netplwiz
Bước 1: Nhập Netplwiz trong thanh tìm kiếm (hình kính lúp) => Chọn Open.

Bước 1
Hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R => Nhập tìm Netplwiz => Rồi nhấn OK.

Bước 1.1
Bước 2: Cửa sổ User Account hiện ra => Chọn tài khoản Username bạn muốn đổi tên => Nhấn Properties.

Bước 2
Bước 3: Ở tab General, bạn đổi tên người dùng tại “User name” và “Full name” => Chọn OK để lưu thay đổi.

Bước 3
Cách đổi tên máy tính win 11
Để đổi tên PC trong Windows 11, hãy làm theo các phương pháp sau:
– Sử dụng Cài đặt Windows
– Sử dụng Bảng điều khiển
– Sử dụng Command Prompt
Sử dụng cài đặt Windows để thay đổi tên người dùng
Bước 1: Mở Start (Windows) trên thanh Taskbar => Chọn Settings (biểu tượng bánh răng cưa) hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I (Settings) => Chọn System => Kéo xuống dưới để chọn About.

Bước 1
Bước 2: Nhấn vào Rename this PC => Nhập tên mà bạn muốn đổi cho máy tính, laptop của bạn => Next

Bước 2
Bước 3: Sẽ hiện lên cửa sổ thông báo After you restart, your PC name will change to …(Sau khi bạn khởi động lại máy thì tên máy tính của bạn sẽ được thay đổi) bạn có thể nhấn vào Restart now hoặc Restart later.

Bước 3
Đổi tên khi đã kết nối với tài khoản Microsoft
Áp dụng với các máy tính đã kết nối với tài khoản Microsoft.
Bước 1: Click chuột vào Start (Windows) => Click chuột phải vào tài khoản và chọn Change account settings.

Bước 1
Bước 2: Kéo xuống dưới trong mục Related settings => chọn Accounts => Máy tính sẽ chuyển đến trang quản lý tài khoản của Microsoft.

Bước 2
Bước 3: Bạn vào mục Your info trên trang web quản lý tài khoản >> Click vào Edit name để chỉnh sửa tên.

Bước 3
Bước 4: Bạn nhập tên bạn hoặc tên tùy ý trong mục “First Name” và “Last Name” => Nhập mã Captcha hiển thị ở trên => Sau đó click vào Save.

Bước 4
Cách đổi tên bằng Control Panel
Đối với cách đổi tên bằng Control Panel của máy tính Windows 11 thì giống với cách đổi tên của Windows 10. Các bạn xem lại hướng dẫn đổi tên máy tính bằng Control Panel của Windows 10.
Cách đổi tên bằng Command Prompt
Bước 1: Click vào thanh tìm kiếm (hình kính lúp) trên thanh Taskbar => nhập vào Command prompt => click chọn vào Open.

Bước 1
Bước 2: Cửa sổ Command Prompt sẽ hiện lên. Nhập vào lệnh
wmic useraccount get fullname, name
rồi nhấn Enter. Để xem toàn bộ những tài khoản nội bộ đang sử dụng.

Bước 2
Sau đó, sử dụng câu lệnh:
wmic computersystem where name=”Current User Name” call rename name=”New User Name”
Với:
– Current User Name: Tên tài khoản hiện tại trên máy tính của bạn.
– New User Name: Tên tài khoản mới.
Để đổi tên tài khoản hiện tại bạn đang sử dụng bằng tên tài khoản mới bạn mong muốn.

Bước 3
Bài viết đã hướng dẫn chi tiết về cách đổi tên máy tính Win 10, Win 11, như bạn đã thấy, việc thay đổi tên máy tính là một quy trình đơn giản, nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích và sự tiện lợi trong việc quản lý máy tính của bạn. Bằng cách tuân thủ hướng dẫn và lựa chọn tên phù hợp, bạn có thể cá nhân hóa máy tính của mình và làm cho nó dễ dàng nhận biết hơn trong mạng nội bộ của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần thêm sự hỗ trợ, đừng ngần ngại tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn của Windows hoặc tìm kiếm trực tuyến để biết thêm chi tiết cụ thể. Chúc bạn thành công trong việc quản lý máy tính và tận hưởng trải nghiệm sử dụng Windows một cách tốt nhất.